Hệ thống IoT (Internet of Things) ngày càng phát triển và trở thành một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Ứng dụng phổ biến từ nhà thông minh đến ngành công nghiệp và giao thông. Tuy nhiên, hệ sinh thái IoT cũng đang trở thành mục tiêu hấp dẫn của các cuộc tấn công DDoS. Các thiết bị IoT thường có tài nguyên hạn chế và bảo mật yếu, khiến chúng dễ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS. Cùng tìm hiểu cách thức bảo vệ IoT khỏi DDoS trong bài viết này.
Các cuộc tấn công DDoS đối với hệ thống IoT
Botnet IoT
Botnet IoT là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các hệ thống IoT. Botnet IoT là một mạng lưới các thiết bị IoT bị nhiễm mã độc, được điều khiển từ xa để thực hiện các cuộc tấn công DDoS. Nó làm quá tải các hệ thống máy chủ và khiến các dịch vụ trực tuyến ngừng hoạt động. Botnet Mirai là một ví dụ điển hình đã từng tạo ra các cuộc tấn công DDoS cực lớn. Bằng cách sử dụng hàng ngàn thiết bị IoT bị xâm nhập, bao gồm router, camera an ninh, và các thiết bị thông minh khác.
Tấn công tầng mạng (L3/L4)
Các cuộc tấn công DDoS nhắm vào tầng mạng (L3) và tầng giao vận (L4) là các kiểu tấn công làm ngập băng thông hoặc tài nguyên xử lý của thiết bị Io. Nó khiến các thiết bị IoT không thể hoạt động bình thường. Các cuộc tấn công như SYN flood hoặc UDP flood là những ví dụ điển hình. Chúng gửi liên tục các yêu cầu kết nối giả mạo đến thiết bị, khiến nó không thể đáp ứng được các yêu cầu hợp lệ.
Tấn công tầng ứng dụng (L7)
Các cuộc tấn công DDoS vào tầng ứng dụng (L7) như HTTP flood gây quá tải lên các dịch vụ web hoặc API mà các thiết bị IoT sử dụng để giao tiếp. Từ đó làm gián đoạn dịch vụ hoặc khiến thiết bị hoạt động chậm chạp.
Tấn công vào điểm yếu bảo mật của thiết bị IoT
Nhiều thiết bị IoT không được trang bị đủ cơ chế bảo mật, ví dụ như sử dụng mật khẩu mặc định hoặc không có khả năng cập nhật firmware. Các lỗ hổng này tạo điều kiện cho tin tặc xâm nhập, chiếm quyền điều khiển và biến thiết bị thành một phần của botnet.
Biện pháp hiệu quả bảo vệ IoT khỏi DDoS
Sử dụng các giải pháp bảo mật IoT tích hợp
Các thiết bị IoT cần được bảo vệ bằng các giải pháp bảo mật tích hợp trực tiếp vào các thiết bị ngay từ khâu sản xuất. Các nhà sản xuất thiết bị IoT cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ được trang bị các tính năng như:
- Mã hóa truyền thông: Sử dụng các giao thức bảo mật như TLS/SSL để bảo vệ dữ liệu khi truyền qua mạng.
- Tự động cập nhật firmware: Thiết bị IoT cần có khả năng tự động cập nhật để vá các lỗ hổng bảo mật.
- Quản lý danh tính thiết bị: Mỗi thiết bị cần có một danh tính duy nhất để quản lý quyền truy cập và liên lạc.
Giới hạn quyền truy cập và điều khiển thiết bị IoT
Doanh nghiệp cần thiết lập các lớp bảo mật như Firewall và Network Access Control để giới hạn quyền truy cập vào các thiết bị IoT. Chỉ những người dùng và hệ thống được ủy quyền mới có thể truy cập vào các thiết bị này.
Quản lý và giám sát lưu lượng mạng: Việc giám sát lưu lượng giữa các thiết bị IoT và hệ thống trung tâm có thể giúp phát hiện sớm các hành vi bất thường hoặc tấn công DDoS.
Phân tách mạng cho các thiết bị IoT
Việc phân tách mạng IoT với các hệ thống mạng khác (như mạng văn phòng hoặc mạng máy chủ) giúp ngăn chặn lây nhiễm khi một thiết bị IoT bị tấn công. Bằng cách sử dụng mạng ảo (VLAN), doanh nghiệp có thể kiểm soát và hạn chế tác động của các cuộc tấn công từ thiết bị IoT bị xâm nhập.
Sử dụng dịch vụ chống DDoS đám mây
Sử dụng các dịch vụ chống DDoS dựa trên đám mây, chẳng hạn như Cloudflare để bảo vệ các hệ thống và ứng dụng IoT khỏi các cuộc tấn công DDoS. Các dịch vụ này có khả năng giảm thiểu các cuộc tấn công từ xa trước khi chúng có thể gây hại đến hệ thống nội bộ.
Cách thức hoạt động của công cụ chống DDoS dựa trên cloud
Khi lưu lượng truy cập đến trang web hoặc ứng dụng, nó được định tuyến qua mạng lưới máy chủ đám mây, thường được gọi là các máy chủ proxy. Những máy chủ này kiểm tra lưu lượng trước khi cho phép nó tiếp cận máy chủ mục tiêu
Công cụ chống DDoS dựa trên đám mây sẽ phân loại lưu lượng truy cập thành hai loại: lưu lượng hợp lệ và lưu lượng tấn công. Các kỹ thuật lọc và phân loại bao gồm kiểm tra tốc độ gửi yêu cầu, mô hình lưu lượng, hành vi người dùng và thậm chí cả chữ ký tấn công đã được nhận diện từ trước
- Rate limiting (giới hạn tốc độ) sẽ được áp dụng để giới hạn số lượng yêu cầu từ một địa chỉ IP cụ thể hoặc từ một khu vực địa lý
- IP blacklisting hoặc challenge-response systems (như CAPTCHA) sẽ được sử dụng để chặn các bot hoặc lưu lượng tấn công không hợp lệ.
Một trong những lợi ích của việc sử dụng đám mây là khả năng phân phối lưu lượng truy cập đến các trung tâm dữ liệu khác nhau trên toàn cầu. Điều này giúp giảm tải tại các điểm cụ thể và đảm bảo không có máy chủ nào bị quá tải bởi các cuộc tấn công DDoS
Trong khi một máy chủ vật lý có thể gặp khó khăn khi đối mặt với các cuộc tấn công DDoS khổng lồ, các hệ thống chống DDoS trên đám mây có khả năng tự động mở rộng tài nguyên như CPU, RAM, và băng thông để đối phó với các cuộc tấn công quy mô lớn
Cloudflare tự động phát hiện và giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công trước khi chúng gây ra thiệt hại lớn
Hệ thống đám mây cung cấp các công cụ giám sát thời gian thực, cho phép phát hiện các cuộc tấn công sớm và đưa ra cảnh báo tức thì, giúp quản trị viên có thể can thiệp kịp thời