3 bước của quy trình chuyển đổi số thành công tại Việt Nam
- Số hoá dữ liệu. Hướng đến mục tiêu một hạ tầng, một cơ sở dữ liệu thống nhất trong doanh nghiệp. Chuẩn hoá và làm dồi dào cơ sở dữ liệu. Đẩy mạnh thu thập, khai thác, phân tích dữ liệu từ hiện trạng thực tế, kết nối với các hệ thống điều khiển/ giám sát/ vận hành từ xa.
- Số hoá quy trình. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ. Đặt người lao động làm trung tâm để xây dựng các ứng dụng số, cải tiến công việc.
- Chuyển đổi số với trí tuệ nhân tạo AI. Tiếp tục lộ trình ứng dụng Khoa Học Công Nghệ trong mọi hoạt động vận hành, quản lý và kinh doanh. Tiến hành đo lường, dự đoán cảnh báo và nhân rộng các giải pháp đạt hiệu quả theo yêu cầu.
Quy trình 3 bước chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp Việt tiên phong đổi mới.
Mô hình câu hỏi 6C với dữ liệu lớn - BigData
Hiểu rõ bản chất dữ liệu và ghi nhận trong tổ chức giúp cho các doanh chủ triển khai các giải pháp dữ liệu trong chuyển đổi số hiệu quả và thành công hơn thông qua mô hình câu hỏi 6 C quan trọng như sau:
Cần những dữ liệu gì?
Doanh nghiệp cần xác định đúng dữ liệu cần thiết cho hoạt động vận hành & kinh doanh. Thu thập dữ liệu dư thừa dẫn tới tốn kém tài nguyên, lãng phí thời gian, hạn chế hiệu quả. Dữ liệu cần được tạo ra từ bài toán vận hành, cải tiến, tối ưu và phát triển doanh nghiệp.
Có những dữ liệu đó không?
Có rất nhiều dữ liệu cần mà không có do doanh nghiệp. Đây là tín hiệu cho việc chưa nhận thức ra nhu cầu tại bước một. Để có dữ liệu tốt, doanh nghiệp cần thời gian để xác định thu thập dữ liệu đó ở đâu? Ai thực hiện? Và theo tần suất như thế nào? Ví dụ: cải tiến năng suất sản xuất cần thu thập dữ liệu ít nhất từ 4-6 tuần liên tục.
Chép – ghi nhận dữ liệu đó như thế nào?
Ghi nhận và lưu trữ dữ liệu cần thiết là câu hỏi liên quan tới các giải pháp công nghệ. Đây là thiếu sót khi các doanh nghiệp đi thẳng tới công nghệ mà bỏ qua hai bước nêu trên. Các tiêu chí đánh giá các giải pháp này bao gồm: Chi phí đầu tư và vận hành. Tính tương hợp với hạ tầng công nghệ. Năng lực nhân lực Khả năng mở rộng dài hạn Sự tương hợp với giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Chuẩn hóa dữ liệu như thế nào?
Dữ liệu cần chuẩn hóa và làm sạch (data clean) trước khi chuyển vào kho dữ liệu (data warehouse)Các phương án kiểm tra, xử lý dữ liệu cần phải được thiết lập và đánh giá một cách hệ thống. Nhằm đảm bảo chi phí cũng như các yêu cầu kỹ thuật đi kèm.
Cách lưu trữ dữ liệu hiệu quả?
Các phương án và giải pháp lưu trữ dữ liệu cần được lên kế hoạch cụ thể. Hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai mở rộng của doanh nghiệp. Dữ liệu là tài sản hạ tầng quan trọng và có khả năng bị tấn công. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp bảo mật an toàn dữ liệu đối với các đe dọa từ bên ngoài và bên trong nội bộ.
Chia sẻ dữ liệu ra sao?
Dữ liệu sẽ trở nên vô giá trị nếu như không được chia sẻ và sử dụng giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Cơ cấu và cách thức chia sẻ dữ liệu dùng chung cần được hoạch định và triển khai song song với chiến lược dữ liệu nói riêng và chiến lược chuyển đổi số nói chung của doanh nghiệp.
Mô hình câu hỏi 6C với cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp.
Vai trò của dữ liệu trong chuyển đổi số
Giải quyết tình trạng phân mảnh dữ liệu
Bạn càng có nhiều dữ liệu từ các nguồn khác nhau và được lưu trữ trong các không gian khác nhau thì càng có nhiều khả năng dữ liệu đó bị phân tán. Khi dữ liệu bị phân tán, đặc biệt khó có được cái nhìn toàn diện về các tài sản dữ liệu có sẵn.
Chuyển đổi số 4.0 xoá bỏ tình trạng phân mảnh dữ liệu này. Với chiến lược và công nghệ từ phần mềm Vaidio AI Vision giúp doanh nghiệp thống nhất, tổ chức, sắp xếp và quản lý dữ liệu thông minh.
Bài toán “phân mảnh dữ liệu” cần được giải quyết triệt để trong giai đoạn chuyển đổi số 4.0.
Liên kết dữ liệu với nhau và triển khai số hoá
Ngày nay, các doanh nghiệp đã xoá bỏ cách quản trị truyền thống theo từng phòng ban với những chức năng khác nhau. Dữ liệu đa dạng nhưng được liên kết chặt chẽ trên cùng 1 hệ thống. Đồng thời, số hoá môi trường dữ liệu theo thời gian thực, giải quyết tình trạng phân mảnh.
Hệ thống dữ liệu từ camera giám sát có giá trị với hàng loạt các phòng ban như:
- Quản lý chấm công nhân sự.
- Kiểm soát ra vào theo nhân diện khuôn mặt, danh tính nhân viên tại phòng an ninh.
- Marketing & truyền thông sự kiện sẽ quan tâm đến dữ liệu video từ camera lắp đặt tại chuỗi cửa hàng. Hướng đến tối ưu doanh số, cải thiện dịch vụ, truyền tải thông điệp hiệu quả.
- Nhà lãnh đạo sẽ có tầm nhìn tổng quan từ dữ liệu bao quát của toàn bộ hệ thống để đưa ra tầm nhìn chiến lược: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Liên kết đa dữ liệu và triển khai số hoá toàn hệ thống.
Quản lý và kích hoạt dữ liệu
Chiến lược quản lý dữ liệu luôn là thách thức “cốt lõi” đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số 4.0. Việc biết cách kích hoạt và kích hoạt triển khai đúng dữ liệu, ở đúng nơi theo thời gian thực trên quy mô lớn là rất phức tạp. Để mang lại giá trị tốt nhất cho khoản đầu tư của doanh nghiệp, nhà lãnh đạo ưu tiên lựa chọn đối tác chuyển đổi số thỏa mãn các tiêu chí:
- Đơn vị đối tác cần am hiểu và có kinh nghiệm thực chiến chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp Việt.
- Giải pháp có thể tối ưu hoá hệ sinh thái dữ liệu toàn diện: xử lý, phân tích, quản trị và hỗ trợ đưa ra quyết định thông minh.
- 1 nền tảng – đa tính năng để quy trình tiếp cận và chuyển đổi diễn ra nhanh hơn. Nhân sự có thể nhanh chóng thử nghiệm và vận hành dễ dàng.
- Khả năng mở rộng dài hạn về quy mô, tính năng và giá trị mang đến cho doanh nghiệp trong tương lai.
Chiến lược quản lý và kích hoạt dữ liệu là bước đi dài hạn và giảm thiểu rủi ro hiệu quả.